Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình; Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể Thao tỉnh Ninh Bình; Lãnh đạo Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An; đại diện các phòng trực thuộc Sở Du lịch; Đại học Hoa Lư; Chủ nhiệm và các thành viên thực hiện đề tài. Đặc biệt, hội thảo có sự tham gia của PGS.TS. Phạm Duy Đức;TS. Nguyễn Văn Lưu - Viện Văn hóa Phát triển – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Toàn cảnh hội thảo
Tại hội thảo, đại diện của nhóm nghiên cứu đề tài đã trình bày báo cáo Khung sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực Di sản thế giới Tràng An, tỉnh Ninh Bình trong quá trình phát triển du lịch theo Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh về “Nghiên cứu giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trong khu vực di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình trong quá trình phát triển du lịch” đã được phê duyệt tại Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 7 tháng 8 năm 2019 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Nội dung Báo cáo tập trung vào các vấn đề:
- Hệ thống hóa những khái niệm và vấn đề lý luận về sinh kế và nguồn lực sinh kế.
- Phân tích khung sinh kế bền vững của DFID.
- Tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An.
- Đề xuất khung sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trong khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An.
Hội thảo cơ bản thống nhất cao về nội dung, biện pháp nghiên cứu đảm bảo được yêu cầu và tính khoa học, nghiêm túc và công phu, chặt chẽ làm nổi bật được cơ sở lý luận về sinh kế, nguồn lực sinh kế và phát triển du lịch bèn vững trong hoạt động sinh kế. Những vấn đề được nêu lên súc tích , ngắn gọn, bao quát được tình hình cập nhật thông tin trong nước và quốc tế, đồng thời đề tài đã lựa chọn cách tiếp cận cụ thể, sát hợp để vận dụng trong thực hành nghiên cứu của đề tài; đề tài lựa chòn khung sinh kế bền vững của Cục phát triển quốc tế Anh -DFID là sựu lựa chọn cần thiết và hợp lý, sát hợp để nghiên cứu đảm bảo bền vững cho cộng đồng dân cư trong khu di sản Tràng An, Ninh Bình; Phân tích làm rõ được các nhân tố tác động tới sinh kế của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực di sản, các nhân tố khách quan được trình bày rõ ràng, bao quát; trên cơ sở nhận thức chung về những vấn đề lý luận cơ bản và xác định các nhân tố tác động để có khung sinh kế phù hợp phục vụ cho mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Hội thảo được nghe các ý kiến góp ý sâu sắc của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà quản lý, nội dung góp ý tập trung vào các vấn đề như:
- Bổ sung thêm vào nội dung báo cáo các công trình nghiên cứu về sinh kế trên thế giới và Việt Nam.
- Đề cao và nhấn mạnh hơn nữa các yếu tố văn hóa đậm đặc từ thời Tiền sử cho tới lịch sử nằm trong vùng Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
- Có định hướng nghiên cứu chuyên sâu và lồng ghép giá trị của văn hóa địa phương, phong tục tập quán địa phương, văn hóa cộng đồng riêng biệt của vùng đất Cố đô vào khung sinh kế cho sự phát triển về kinh tế cho cư dân địa phương và định hướng phát triển du lịch bền vững.
- Nghiên cứu chuyên sâu thêm về thị trường du khách, phát huy vai trò của cộng đồng địa phương, áp dụng tích cực hơn nữa công nghệ 4.0 và có định hướng cụ thể hóa các tài nguyên du lịch trong khung sinh kế để áp dụng một cách cụ thể vào thực tế tại cộng đồng dân cư trong vùng Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Chủ nhiệm đề tài đã ghi nhận các góp ý quý báu của các đại biểu để tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung, đặc biệt là có định hướng sớm áp dụng khung sinh kế phù hợp và hiệu quả cho cộng đồng dân cư trong vùng Di sản nhất là trong bối cảnh khó khăn, tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid -19 tại Việt Nam và thế giới ảnh hưởng sâu sắc tới ngành du lịch. Có thể nói, để giải quyết được những vấn đề liên quan đến hoạt động sinh kế, đặc biệt là sinh kế trong vùng Di sản thế giới, tỉnh Ninh Bình đã và đang đề cao và đưa ra những biện pháp, chính sách phù hợp trong sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, văn hóa, chính sách phát triển, khai thác các nguồn tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp mà nội dung bao quanh trung tâm của nguồn tài nguyên vô giá đó là di sản thế giới Tràng An để Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An có một chiến lược sinh kế giúp công đồng phát triển hiệu quả và bền vững.
Tin bài: Nguyễn Vân