Ninh Bình có nhiều giá trị di sản văn
hoá có
giá trị nổi bật, phong phú, đa dạng, mang bản sắc của
vùng đất Cố đô, là tiềm năng để có thể biến di sản
thành tài sản, đồng thời xây dựng, quảng bá giá trị di sản văn hoá riêng biệt đặc trưng của Ninh Bình, có tầm ảnh hưởng
vùng, quốc gia và quốc tế. Nhiều di tích lịch sử
văn hoá, danh lam thắng cảnh trở thành địa điểm
tham quan du lịch hấp dẫn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội như: Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới Quần
thể danh thắng Tràng An, Núi Non Nước, nhà thờ
đá Phát Diệm, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Vân Long,... Di sản văn hóa phi vật thể của
Ninh Bình rất phong phú và đa dạng, đã trở
hành món ăn tinh thần không thể thiếu đối
với mỗi người dân, đó là những câu hát Xẩm mộc mạc chân quê, những làn điệu Chèo mượt mà, đằm thắm được lưu truyền từ thế
hệ này qua thế hệ khác, các làn điệu dân ca, dân
vũ của đồng bào dân tộc Mường, nghệ thuật hát Chèo,
hát Xẩm, múa Trống, các lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc: Lễ hội Hoa Lư, lễ hội đền Bình Hải, lễ hội Báo bản làng Nộn Khê, lễ hội
đền Thái Vi, các nghề truyền thống như nghề thêu
ren Ninh Hải, nghề cói Kim Sơn, nghề đá mỹ nghệ
Ninh Vân, nghề gốm Bồ Bát... được nhân dân lưu truyền, bảo tồn, phát huy.
Xác định di sản là thế mạnh của tỉnh Ninh Bình
để phát triển kinh tế xã
hội, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, công tác bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thểcó ý nghĩa rất quan trọng trong
việc
giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương, nhất là trong quá trình hội nhập và phát
triển. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình
được quan tâm, nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, yêu lịch sử và văn hóa dân tộc đối với các thế
hệ trẻ, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm bảo vệ di sản văn hoá của các tầng lớp nhân dân, phát huy có hiệu quả giá
trị của di sản văn hoá trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - văn hoá -
xã
hội, đồng thời góp phần thúc đẩy giới thiệu quảng bá về hình ảnh vùng đất con
người Ninh Bình cho các du khách trong và ngoài nước, tạo điều kiện để thực
hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
Vì tính chất quan trọng của di sản văn hóa phi
vật thể mà Luật Di sản văn
hóa đã quy định kiểm kê là một trong những biện pháp cần thiết để đảm bảo sự
tồn tại và sức sống của di sản. Thực hiện Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL
ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), hơn 10
năm qua (2010-2023) trên toàn quốc đã có gần hàng chục nghìn di sản văn hóa
phi vật thểđược kiểm kê; 15 di sản văn hóa phi vật thểđã được UNESCO ghi
danh trong các Danh sách di sản văn hóa phi vật thểđại diện của nhân loại, Danh
sách di sản văn hóa phi vật thểcần được bảo vệ khẩn cấp và được bảo vệ ở cấp độ
quốc tế.
Với mục tiêu Xác
định số lượng, đánh giá sức sống, nhận diện các thách thức, nguy cơ và đề xuất các biện pháp bảo vệ phù hợp đối với một số loại
hình di sản văn
hóa phi vật thể hiện có trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể có mục tiêu xác định số lượng,
khẳng định giá trị, đánh giá sức sống và nhận diện những nguy cơ đe dọa
các di sản vănhóa phi vật thể đang tồn tại trong đời sống đương đại của chủ thể
văn hóa. Kết
quả kiểm kê sẽ giúp xác định ưu tiên bảo vệ loại hình nào trước, đặc
biệt là đối với các di sản đang có nguy cơ mai một cao, cần được bảo vệ kịp thời,
như các trường hợp chủ thể văn hóa – người nắm giữ, thực hành và truyền dạy
di sản lớn tuổi, sức khỏe yếu, hoàn cảnh khó khăn hoặc môi trường diễn xướng của
di
sản bị xâm hại nghiêm trọng, sự chuyển giao di sản bị gián đoạn,...;
Bảo vệ kịp thời các di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện và/hoặc đang có nguy cơ mai một cao cần được bảo vệ khẩn cấp trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình. Di sản văn hóa phi vật thể là
loại hình di sản rất dễ bị mai một. Sự thay đổi, suy giảm hoặc biến mất của các di sản
văn hóa phi vật thể thường khó phát hiện hơn các di sản vật
thể. Xã hội phát triển, sự hiện đại hóa và môi trường sống của con
người thay đổi dẫn đến việc di sản thay đổi và mai
một rất nhanh. Ninh Bình là một trong những khu vực phát triển
kinh tế - xã
hội nhanh trong thời gian qua. Nhiều di sản cả vật thể và phi vật
thể đã mai
một cùng với quá trình đô thị hoá và sự thay đổi các giá trị và tập
quán trong
sinh hoạt đời sống của nhân dân. Song song với
việc nghiên cứu một cách hệ thống, kiểm kê tổng thể di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, nhiệm vụ quan trọng hơn đó là cần
có những biện pháp để nhận diện ngay các di sản đang có nguy cơ mai một nhằm
xác định biện pháp bảo vệ khẩn cấp, kịp thời; Củng cố và nâng cao nhận
thức, năng lực của cán bộ và cộng đồng chủ thể
về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Ninh Bình. Lực lượng cán bộ trực tiếp phụ trách công tác quản lý và bảo tồn
di sản
văn hóa phi vật thể trên địa bàn Ninh Bình hiện nay vừa thiếu vừa
yếu nên rất
hạn chế trong việc có những đề xuất biện pháp, chính sách quản lý
di sản văn hóa
phi vật thể phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của địa phương. Vì
vậy, để đáp
ứng được mục tiêu xây dựng cơ chế bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
Ninh Bình,
trước tiên, cần xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao năng lực
ngắn hạn và
dài hạn, bồi dưỡng và bổ sung nguồn nhân lực các cấp có chất lượng
phục vụ
công tác quản lý và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Ninh
Bình. Đồng thời,
cần thiết lập cơ chế xã hội hóa nguồn nhân lực, huy động sự tham
gia của các cơ
quan, tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nhà nước và xây dựng mạng
lưới bảo
vệ di sản dựa trên cộng đồng.
Theo kết quả
tổng hợp đến tháng 11 năm 2023, tổng số di sản văn hóa phi vật thể của 143 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, 2 thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình toàn tỉnh
là 582 di sản, cụ thể như sau:
- Huyện Nho Quan: 110 di sản: 7 loại
hình
- Huyện Gia Viễn: 84 di sản: 6 loại
hình
- Huyện Hoa Lư: 51 di sản: 6 loại
hình
- Thành phố Ninh Bình: 53 di sản: 6
loại hình
- Huyện Yên Khánh: 94 di sản: 6 loại
hình
- Huyện Yên Mô: 98 di sản: 6 loại hình
- Huyện Kim Sơn: 52 di sản: 6 loại
- Thành phố Tam Điệp: 40 di sản: 7 loại
hình
Trong đó: Tiếng nói, chữ viết: 2 di sản
- Tiếng nói của
người Mường ở các xã Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long,
Quảng Lạc, Yên Quang, Thạch Bình, Văn Phương và thôn 4, thôn 5, xã
Phú Sơn;
thôn Đức Thành, thôn Hồng Quang, xã Xích Thổ (huyện Nho Quan); xã
Yên Sơn
(TP Tam Điệp).
- Tiếng nói của
người Mường Kỳ Lão ở Bản Cả, Bản Sau, Bản Ao xã Kỳ
Phú, huyện Nho Quan.
Ngữ văn dân
gian: 75 di sản
Truyền thuyết
về Thành hoàng làng, các nhân vật được thờ tại di tích,
nguồn gốc các hội đình, đền làng, về các trò chơi được tổ chức
trong hội;
- Huyền tích
lý giải về các ngọn núi, dòng sông, tên làng, tên đất;
- Huyền tích
về các nhân vật lịch sử thời Đinh - Tiền Lê: vua Đinh, vua Lê, thái
hậu Dương Vân Nga, các hoàng tử, công chúa, quận chúa, tướng lĩnh
các thời;
- Hát đối,
hát ru con của người Mường;
- Các bài mo của
người Mường...Ngoài ra còn có các câu truyện truyền miệng về nguồn gốc của các
hội đền, hội đình ở các thôn làng như; truyền thuyết về các trò chơi
được tổ chức
trong lễ hội…
Nghệ thuật
trình diễn dân gian: 92 di sản
Các hình thức
trình diễn, biểu diễn trong thôn làng; Các trò chơi dân gian; Các môn thể thao
dân gian; Các thú chơi nghệ thuật; Ngoài ra, một
số di sản thuộc nghệ thuật trình diễn đã được làm chung phiếu với lễ hội để đảm
bảo tính tổng thể của di sản như: trò chơi kéo chữ, tổ tôm điếm …
Tập quán xã hội,
tín ngưỡng dân gian: 95 di sản
Tập quán xã hội
là loại hình di sản văn hoá phi vật thể còn được bảo tồn ở
hầu hết các làng xã ở tỉnh Ninh Bình. Có 95 di sản được kiểm kê,
chiếm 16,3%
tổng số di sản. Các di sản loại hình này tập trung vào: - Tập quán tế lễ và tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng làng: Tập quán
tế lễ và thờ cúng Thành hoàng làng rất phổ biến ở các làng xã ở Ninh
Bình, việc thực hành các nghi thức cúng tế Thành hoàng vào
các ngày nhất định trong năm làcách dân làng biểu thị lòng biết ơn và tôn vinh
với vị thần bảo hộ của làng. Đây cũng là tập quán thờ những người có công với
làng xã, như lập làng, dạy dân làm nghề, bảo vệ dân khỏi thiên tai địch hoạ,
chiến tranh… ;
- Tập quán thờ
cúng các vị anh hùng dân tộc;
- Tập quán thờ
Mẫu;
- Tập quán thờ
đức Thánh Trần;
- Tập quán thờ
vua Đinh Tiên Hoàng và các nhân vật lịch sử thời Đinh -
tiền Lê;
- Tập quán thờ
quan lang (bản Ao Lươn, bản Sau, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan);
- Tập quán thờ
cúng Tổ tiên tại các nhà thờ dòng họ;
- Tập quán thờ
thổ công, thổ địa của người Mường xã Kỳ Lão (nơi thờ thổ
công là một bàn thờ nhỏ bằng tre hoặc tranh ở góc sân, góc nhà.
Vào dịp thể lễ tết
các gia đình khấn thổ công để cầu mong sự phù hộ cho gia đình…)
- Tập quán thờ Thần tài;
- Tập quán liên quan đến chu trình đời người….
Lễ hội truyền thống: 213 di sản
Lễ hội truyền thống thường được tổ chức trong dịp mùa xuân và mùa
thu trong năm (Xuân Thu nhị kỳ). Lễ hội truyền thống ở các địa phương
rất phong
phú, đa dạng từ quy trình thực hành các nghi lễ đến các lễ vật
dâng cúng, trò diễn dân gian. Nhiều lễ hội có lịch sử lâu đời
đa dạng về sắc thái và độc đáo về giá trị, tạo nên bản sức văn hoá
khá riêng biệt cho từng địa phương. Có nhiều hội đền, hội đình, hội chùa không chỉ được tổ chức trong phạm vi địa phương
mà còn mở rộng với sự tham gia của nhiều thôn làng thuộc nhiều xã, huyện. Đây là loại hình được nhận diện nhiều nhất ở các địa phương nên có
số lượng thống kê cao với 213 lễ hội truyền thống, chiếm 36,5%.Có thể
nói lễ hội của Ninh Bình vừa nhiều về số lượng, vừa đa dạng về sắc
thái và độc đáo về giá trị. Tuy nhiên, quá trình kiểm kê cũng đã
phát hiện ra sự thay
đổi/biến dạng, giảm giá trị của lễ hội do môi trường sống thay đổi,
do vấn đề quản
lý, tổ chức và vấn đề nhận thức của người quản lý và của cả chủ thể
văn hoá. Thời
gian tổ chức lễ hội có xu hướng bị rút ngắn, nhiều nơi không duy
trì được phần
rước kiệu trong lễ hội, phần hội không còn nhiều trò chơi dân gian
như xưa…
Nhiều lễ hội làng chỉ còn thực hành được phần nghi lễ tế Thành
hoàng hàng năm,
không có trò diễn với sự tham gia của cộng đồng làng xã, không tổ
chức phần
“hội” nên được kiểm kê vào loại hình Tập quán xã hội, tín ngưỡng
dân gian.
Nghề thủ công truyền thống: 39 di sản
Có 39 nghề thủ công được thống kê với nhiều ngành nghề đa dạng đượckiểm
kê, chiếm 6,7%. Một số nghề tiêu biểu như: Nghề thêu ren Văn Lâm, xã
Ninh Hải, huyện Hoa Lư (làng nghề có lịch sử hơn 700 năm, sản phẩm
thêu ren rất phong phú như: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, khăn tay, tranh, ảnh… ). Nghề làm chiếu
cói huyện Kim Sơn. Nghề gỗ (điêu khắc gỗ, làm đồ gỗ, mộc,..)
phường Phúc Lộc, thành phố
Ninh Bình. Nghề chạm khắc đá, xã Ninh Vân, huyện Hoa
Lư. Nghề gốm sành Gia Thuỷ, huyện Nho Quan. Nghề gốm Bồ Bát xã Yên Thành, huyện Yên Mô….
Tri thức dân gian: 65 di sản
Có 65 di sản thuộc loại hình này đã được kiểm kê đưa vào danh mục
(chiếm 11,2%). Có khá nhiều tri thức về y học dân gian, cách chữa
bệnh bằng
thuốc nam và chữa mẹo: cách chữa bệnh của ông lang, bà lang về gãy
xương,
bong gân, hóc xương, đau răng, xơ gan, thần kinh, tâm thần, các bệnh
ngoài da,
giải cảm,...), đỡ đẻ (các bà mụ), tri thức về dược học dân gian (về
các cây thuốc,
bài thuốc,...): chữa đau mỏi xương khớp bằng thuốc lá (lá lốt, rễ
cây xấu hổ tía,
12 bản Sau, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan; chữa
đau bụng, cầm máu, rắn cắn, chật
gân... của người Mường; Tri thức về nông nghiệp; tri thức về môi
trường tự nhiên, thiên nhiên…
Các di sản được xác định là di sản văn hóa phi vật thể ưu tiên bảo
vệ được
xác định dựa trên các tiêu chí sau: Di sản có có tính phổ biến,
giá trị độc đáo, thể
hiện sự sáng tạo, trao truyền liên tục từ đời này sang đời khác,
có ý nghĩa sâu sắc
đối với đời sống văn hoá hiện tại, có tiềm năng phát triển bền vững,
được cộng
đồng đề xuất như là di sản được ưu tiên bảo vệ.
Giai đoạn hiện nay, Ninh Bình đang có những bước chuyển mình mạnh
mẽ
về mọi mặt. Trong quá trình này, để có thể bảo tồn và phát huy giá
trị một cách
tốt nhất góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh,
cần phải có sự
nghiên cứu, đánh giá giá trị các nguồn lực di sản văn hoá. Công
tác bảo tồn và
phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình thời
gian qua vẫn chưa tương xứng với bề dày lịch sử văn hoá, một số loại
hình di sản
văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Kiểm
kê là một
trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể,
từ đó mới
có các biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị. Đồng thời, quá
trình kiểm kê là
cùng với cộng nhận thức và xây dựng biện pháp bảo vệ các di sản
phi vật thể có
nguy cơ bị biến dạng, thất truyền, mai một.
Tổng hợp tin bài: Nguyễn
Vân – Nguyễn Kiên